Trang chủ >
Những kỳ thủ nổi tiếng
10 vị đại công thần của thế kỉ XX
Go Seigen (Ngô Thanh Nguyên) Với tài năng xuất chúng, từng được đánh giá là loại tài năng vài trăm năm mới xuất hiện, tiên sinh đã sáng tạo và hoàn thành lí thuyết về hiện đại hóa đường lối chơi cờ Vây. Tiên sinh không chỉ được coi là người độc chiểm đỉnh cao của thế giới cờ vây trong hơn 20 năm, mà sau khi đã nghỉ hưu, tiên sinh vẫn tận tâm nghiên cứu về "Cờ vây thế kỉ 21", nghiên cứu của tiên sinh trở thành cơ sở lí luận của cờ vây hiện đại. Trong các ván cờ của tiên sinh, nghệ thuật và thắng bại đã kết hợp với nhau một cách hoàn mỹ mà không có ai theo kịp. Đến tận bây giờ-sau khi tiên sinh đã về hưu hơn 50 năm, các ván cờ tiên sinh từng chơi, vẫn được các lớp kì thủ xem là tài liệu nghiên cứu kinh điển. ![]() 2. Kitani Minoru (Mộc Cốc Thực) Được đánh giá là nhà giáo dục cờ vây thành công nhất thế kỉ, tiên sinh đã mở ra trường dạy cờ Mộc Cốc Thực và đào tạo được một hàng ngũ các kì thủ ưu tú hàng đầu Nhật Bản. Một trong số các học trò của Mộc Cốc Thực tiên sinh là Cho Chikun 9P (Triệu Trị Huân - người gốc Hàn). Thành công tại Nhật Bản của Triệu Trị Huân (vào giai đoạn 197x-198x) đã khích lệ sự phát triển của nền cờ Vây của Hàn Quốc như nấm sau mưa (dẫn đến việc Hàn Quốc có nền cờ Vây rực rỡ như ngày nay). ![]() 3. Cho NamChul (Triệu Nam Triết) Tiên sinh là người mở đường và đặt nền móng cho nền cờ vây chuyên nghiệp của Hàn Quốc (cơ sở vật chất giúp tiên sinh hoàn thành sở nguyện là 2 hệ thống ngân hàng của gia đình và gia đình vợ). Nếu không có Triệu lão, tưởng rằng nền cờ Vây Hàn Quốc vẫn chỉ luẩn quẩn trong phạm vi các gia đình quyền quý, mà sự xuất hiện của các nhân tài kiệt xuất như Tào Huân Huyền, Lý Xương Cảo cũng còn lâu mới có. Triệu Nam Triết tiên sinh được giới cờ Vây Hàn Quốc tôn xưng là "Vi Kỳ chi Phụ" - cha của cờ vây. Thành công của Triệu lão đối với nền cờ Vây hàn Quốc, được Ngô Thanh Nguyên tiên sinh cảm thấy hâm mộ (điều này - tự tay Ngô "Kì Tôn" chưa làm được với tổ quốc mình-dù rằng đóng góp của Ngô tiên sinh đối vời nền cờ vây thế giới là không cần bàn cãi). ![]() 4. Takemiyai Masaki (Vũ Cung Chính Thụ) Tiên sinh là nhà nghệ thuật chân chính trong làng cờ, là nhà thám hiểm đường lối cờ Vây tốc độ-thế lực đến mức mạo hiểm. Mặc dù thành tựu của tiên sinh trong thắng-bại chưa đạt đến bản lĩnh đệ nhất, nhưng phong cách của tiên sinh thể hiện qua "Vũ Trụ lưu" khiến tiên sinh được ghi danh muôn thủa trong thế giới nghệ thuật. Lối cờ của tiên sinh luôn luôn có người yêu mến và nghiên cứu. Một tay cờ đầu đàn trong giới cờ Việt Nam - anh Lê Mai Duy cũng là một fan hâm mộ nhiệt tình của Takemiyai Masaki. ![]() 5. Rui Nai Wei (Nhuế Nãi Vĩ) Bà là một tượng đài lịch sử trong thế giới cờ Vây nữ. Trong khi cờ Vây được coi là độc quyền của nam giới, bằng tài trí phi thường, bà đã tranh được một địa vị đáng nể cho bản thân và cho nữ giới (đạt 9 đoạn chuyên nghiệp, từng trực tiếp hạ gục không ít cao thủ nam giới). Từ đây, độc quyền của nam giới trong cờ vây có chút lung lay. Cống hiến của bà trong việc mở rộng và phát triển cờ Vây không chỉ dừng lại ở đó, mà cứ theo thời gian mỗi ngày mỗi lớn. ![]() 6. Chen ZhuDe (Trần Tổ Đức) Khi là một kì thủ, tiên sinh là người Trung Quốc đầu tiên chiến thắng 9P của Nhật (Ngô Thanh Nguyên-Go Seigen từng thắng nhiều 9P Nhật và cũng là người gốc Trung Quốc nhưng đã nhập quốc tịch Nhật Bản từ lâu, trước khi tài năng bộc lộ trọn vẹn). Đóng góp của tiên sinh góp phần từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ của kỳ thủ Trung Quốc với cao thủ hàng đầu Nhật Bản (Ngược với sự phát triển liên tục và sáng tạo của nền cờ vây Nhật Bản, cờ Vây Trung Quốc trải qua nhiều năm gián đoạn vì chiến tranh-lạc hậu, có hồi đã mai một ít nhiều. Chỉ sau đại cách mạng văn hóa, cờ Vây mới được ủng hộ phát triển ở Trung Quốc) - Khi là một nhà lãnh đạo (tiên sinh từng đảm đương nhiều chức vụ quan trọng: trưởng bộ môn các loại cờ-bộ Thể thao, viện trưởng viện cờ, cố vấn-huấn luyện viên tuyển cờ vây TQ... nay đã nghỉ hưu), tiên sinh dẫn dắt cờ Vây Trung Quốc từ chỗ còn yếu kém, từng bước tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhân tài có cơ hội phát triển. - Cống hiến của tiên sinh, đã đóng góp vào sự tiến bộ của cờ Vây Trugn Quốc: lần lượt vượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc (mặc dù về nền tảng của 2 nền cờ Vây Trung-Han là ngang nhau, nhưng báo chí năm 2010 đã tổng kết trên số liệu thi đấu gần đây: cao thủ Trung Quốc và cao thủ Hàn Quốc đối kháng trong các cuộc thi quốc tế, thì tỷ lệ thắng thua là 6-4 nghiêng về Trung Quốc, trong khi cách đây mấy năm thì các cao thủ Hàn Quốc hầu như lấy hết ngôi đầu của các cuộc thi quốc tế) Tiên sinh từng ghé thăm CLB cờ Vây Hà Nội năm 2008 ![]() 7. Fujisawa Hideyuki (Đằng Trạch Tú Hành) Tiên sinh không chỉ là kỳ thủ tài năng xuất chúng, mà còn là một nhà chủ nghĩa quốc tế trên mặt trận cờ Vây. Khi mà nền cờ Vây Nhật bản vẫn đang dẫn đầu tam quốc (Nhật-Trung-Hàn), tiên sinh đã không tiếc sức mình giúp đỡ các nền cờ Vây của Trung Quốc, Hàn Quốc. Niềm vui của tiên sinh là nhìn thấy sự tiến bộ, trưởng thành của các nền cờ vây bè bạn. ![]() 8. Cho HunHyun (Tào Huân Huyền) Tiên sinh là nhà vô địch thế giới đầu tiên của nước Hàn Quốc-báo chí từng kể, ngày đón Tào tiên sinh khải hoàn, người ta đã dùng đến nghi lễ đón anh hùng dân tộc. Vói các chiến tích mà tiên sinh đóng góp , nền cờ Vây Hàn Quốc bắt kịp trình độ cao nhất của cờ Vây thế giới. Tiên sinh nuôi nấng bồi dưỡng cho học trò Lý Xương Cảo (Lee Changho) trở thành cao thủ đệ nhất thế giới, và tiến lên dẫn đầu cờ Vây thế giới. ![]() Khác với các vị đại công thần có tên kể trên, Ứng tiên sinh không phải là một đại cao thủ cờ Vây, ông chỉ là người mê cờ và là một nhà sản xuất tên tuổi ở Đài Loan. Công lao của ông là đề xuất tổ chức giải cờ vây quy mô thế giới (cho cao thủ chuyên nghiệp) từ năm 1988 (còn giải cờ Vây cho cao thủ nghiệp dư-WAGC-đã được tổ chức từ năm 1979 rồi) từ đó, cái giải đấu lớn như: Fujitsu cup, Ying cup,TongYang cup, Samsung cup, LG cup,... mới bắt đầu được tổ chức (trong đó Ying cup do Ứng tiên sinh tài trợ, giải thưởng luôn được tăng dần cho tới khi đạt 1.000.000 USD cho giải nhất) Vì vậy, năm 1988 được coi là năm bắt đầu của thời đại cờ Vây thế giới: "Thế giới Vi kỳ Nguyên niên". ![]() Lý Xương Cảo chính là "đệ nhất cao thủ thế kỉ 20". Nếu Ngô Thanh Nguyên tiên sinh đã cải cách cờ vây bằng các sáng tạo trong các giai đoạn Bố cục và Trung bàn, thì Lý Xương Cảo cải cách cờ vây với các nghiên cứu giai đoạn Quan tử. Phong cách và thành tích đáng kinh ngạc không ai theo kịp của anh khiến phong cách cờ vây có sự chuyển hướng: từ thiên hướng về nghệ thuật, trở thành có tính cạnh tranh đa dạng thiên về khoa học và thể thao. Ảnh hưởng của anh đối với phong cách cờ vây như thế nào, có lẽ lịch sử sẽ có đánh giá chính xác. ![]() Tổng hợp bởi anh Vũ Thiện Bảo - ttvnol.com Nguồn: CLB Cờ Vây Hà Nội |
Cho Chikun
![]() Những ngày đầu (1962 – 1967) Cho sinh ra trong một gia đình giàu có với 6 người con. Ông ngoại ông là chủ một ngân hàng. Trong suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên, số tiền của gia đình tan thành mây khói và họ trở nên nghèo khó. Cha ông nghe theo lời một thầy bói tên Pung – Yeon, đổi tên Cho thành Chihun để tránh cái chết cho người mẹ. Thầy bói cũng nói rằng khi đổi tên như vậy, em trai của Chihun sẽ chết, song ông sẽ trở nên nổi tiếng. Lời tiên đoán ấy đã thành sự thật. Ông ngoại Cho đã dạy ông chơi cờ từ bé. Thấy được tài năng của cháu mình, ông Cho đã gửi cháu sang Nhật vào năm 1962. Tương lai trở thành một trong những kì thủ cờ vây mạnh nhất càng rộng mở khi ông theo học trường cờ Minoru Kitani. Ông được người cậu là Cho Namchul và anh trai Cho Shoen đưa ra sân bay Haneda ở Nhật tháng 8 năm 1962, khi ấy ông mới lên 6. Ở đây, ông gặp vợ chồng Minoru Kitani cùng 1 học sinh khác là Kobayashi Chizu và con gái thầy Kitani, Reiko Kitani (sau này là vợ của Koichi Kobayashi - kỳ phùng địch thủ với Cho Chikun). Một ngày sau khi đến Nhật, Cho đánh bại Rin Kaiho trong 1 ván đấu chấp 5 quân ở buổi tiệc mừng tổng số đẳng của các học sinh trường Kitani đạt mức 100. Rất nhiều người tập trung theo dõi ván đấu đó đầy tập trung như xem một trận cờ chuyên nghiệp. Cho ghi danh và trở thành Viện sinh tại Hội cờ Nihon khi mới 7 tuổi. Ông thường bị các Viện sinh khác bắt nạt chỉ vì là người Hàn. Từ khi trở thành “học trò bé cưng” của Kitani, sự khó chịu về ông ngày càng nhiều thêm. Trong quá trình học, ông cũng nổi tiếng với cách học không nghiêm túc của mình, điều càng thấy rõ hơn khi đối thủ tương lai của ông là Koichi Kobayashi, một người không mạnh bằng nhưng siêng năng hơn Cho rất nhiều, vào học trường Kitani. Con đường lên chuyên nghiệp ( 1968 – 1972) Cho bước vào con đường chuyên nghiệp sau khi đánh bại Michihiko Azuma vào tháng 5 năm 1968. Ông trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp trẻ nhất trong lịch sử cờ đương thời, khi ông 11 tuổi 10 tháng. Cũng trong năm ấy, ông tiến lên 2 đẳng và có một tương lai đầy hứa hẹn. Trong chưa đến 2 năm, ông lên 4 đẳng sau khi thắng hầu hết các trận đấu xét đẳng (Oteai) cần có. Ông đạt 5 đẳng năm 1971, khi mới 15 tuổi. Năm 1972, Cho Chichun đã có mặt trong cuốn kỷ yếu "Go review and Kido". Tên tuổi của ông vang xa ngay cả khi ông còn chưa đủ tuổi lái xe. Mặc dù có thành tích 30 trận thắng và chỉ 6 rận thua trong năm này, Cho đã thất bại cả 2 lần trước đối thủ Koichi Kobayashi trong những giải đấu lớn – giải Shin – Ei lần thứ 4 ( ván đấu được chiếu lại trên TV) và giải Prime Minister lần thứ 16. Với một khởi đần khá gian nan, Cho lấy lại phong độ, vượt qua 3 kỳ thủ hàng đầu, đến khi ông thua Rin Kaiho,người giữ danh hiệu Meijin lúc đó, trong giải đấu Asahi Pro Best Ten lần 9. Chiến thắng và thất bại ( 1973 – 1979) Cho giành được giải Shin – Ei lần 5 sau khi đánh bại Yasumasa Hane, 8 đẳng ở thời điểm đó. Giải thưởng thứ 2 được trao cho ông khi đạt được 83.75% chiến thắng trong trận đấu xét đẳng (Oteai) cho 5dan +. Ông đứng vị trí thứ 10 trong giải đấu Asahi Pro Best Ten lần thứ 11 và thăng hạng lên 6 đẳng vào năm 1973 với thành tích xuất sắc 30 trận thắng và 11 trận thua. Chiến thắng đáng nhớ nhất của ông vào năm 1974 là trong giải Nihon Ki – in lần 22, đặc biệt là khi ông vừa bị đánh bật khỏi giải Bản Nhân Phường (Honinbo) bởi Takaho Kojima. Ông đánh bại Kazou Sometani, Masao Kato, Yoshio Ishida và Rin Kaiho. Chiến thắng trước Ishida của Cho rất đặc biệt, nhất là khi Ishida vừa đạt được danh Hiệu Meiji – Honinbo 1 tuần trước đó. Tuy vậy, ông vẫn thất bại trước Kobayashi một lần nữa trong Giải Prime Minister lần thứ 18. Sau này ông trả được nợ bằng ván thắng Kobayashi trong giải Shin Ei lần 6. Ông được tạp chí Kido trao giải thưởng Special Merit vì thành tích đánh nể của mình, 33 trận thắng và 9 trận thua. Sự nghiệp của Cho có bước nhảy vọt khi tạp chí Kido trao cho ông danh hiệu Kỳ thủ trẻ hàng đầu. Sức mạnh và sự điềm tĩnh của ông thể hiện xuyên suốt cho đến cuối ván cờ. Tuy thế, ông đã phải rời khỏi giải vô dịch Nihon Ki – in lần thứ 22 khi mắc một lỗi nghiêm trọng dẫn đến thất bại trước Eio Sakata. Thất bại này hóa ra đã tạo lực đẩy lớn cho Cho, giúp ông đánh bại toàn bộ đối thủ 9 đẳng ở giải Asashi Pro Best Ten lần thứ 12. Chiến thắng đó đưa ông trở thành kỳ thủ trẻ nhất từng giữ danh hiệu này ở Nhật. Trong vòng 2 giải Bản nhân phường, ông thất thủ trước Toshihiro Shimamura 9 đẳng. Mặc dù có cơ hội thứ 2 để tiếp tục giải đấu, ông để thua trước Masao Kato với 1 ván đấu xuất hiện tam kiếp. Ông cũng trên đường thẳng tiến đến chức Quán quân giải Tengen, cho đến khi bị đánh bại bởi Shuzo Ohira. Ông cũng không tiến được xa hơn trong giải năm ấy. Tinh thần Cho chỉ cháy trở lại khi ông lên hạng 7 đẳng vào cuối tháng 10, cho đến khi thầy ông, Kitani, qua đời 1 tháng sau đó. Thành tích của ông bấy giờ đã là 39 trận thắng và 16 trận thua. Năm 1976 là một năm có nhiều thay đổi, nhất là với Cho. Bước qua mất mát vì sự ra di của thầy mình, Cho lấy lại sức mạnh và thẳng tiến đến môt năm đầy thành công. Ông khởi đầu bằng chiến thắng trong giải Asashi Top Eight Players lần đầu. Sau đó vì sự thay đổi trong hệ thống danh hiệu, giải Asahi Pro Best Ten và Top Eight Players được thay thế bằng giải Kisei và Gosei. Điều này khá bất lợi cho Cho, vì ông không thể bảo vệ được cả hai danh hiệu đó. Giải Ten gen ra đời là sự kết hợp của Giải vô địch Kansai và Nihon. Trong năm mới, Cho sẽ phải chinh phục 2 danh hiệu mới. Ông giành một chỗ trong giải Meijin lần thứ 2 vào năm đó, trước khi thất bại trong giải Bản nhân phường (Honinbo) lần 32. Sự khởi đầu của năm còn tệ hơn sau thất bại ở vòng 2 giải Tengen và vòng loại giải Gosei lần 1. Mọi thứ chỉ sáng sủa lên khi ông lọt vào bán kết Cúp Prime Minister lần 20, dù từng bị loại ở vòng 2 giải Shijin – O lần thứ nhất. Cho đã lấy lại phong độ, giành 4 chiến thắng ở vòng 2 và thẳng tiến vào vòng chung kết giải Oza lần thứ 26. Ở đây, Cho đạt được danh hiệu Oza đầu tiên khi đánh bại Hideo Otake 2 – 1. Cho cũng giành được quyền thách đấu ở trận chung kết Judan lần thứ 15, song ông đã bại dưới tay Eio Sakata. Mặc dù không đạt được thành tích tốt nhất trong giải, Cho vẫn được Kido trao giải với số trận thắng nhiều nhất (46) và kỹ thuật tốt nhất. Bên cạnh 46 chiến thắng, ông cũng có 18 trận thua. Năm 1977 là một năm đáng buồn với Cho. Ông thất bại trong vòng loại của các giải Meijin lần 2, Judan lần thứ 15 và 16. Sau đó ông tiếp tục để thua ở Danh hiệu duy nhất của mình, Oza, vào tháng 11. Chiến thắng duy nhất là ở giải đấu Shin – Ei lần 8. Tuy vậy tiếp đó lại là thất bại trước đối thủ Kobayashi trong chung kết giải Shinjin – O lần 2. Năm 1978 có vẻ tươi sáng hơn cho Cho. Ông chiến thắng trong giải đấu của các kỳ thủ 7 đẳng trước khi lên 8 đẳng vào mùa hè. Ông cũng đứng thứ 3 trong giải Meijin. Dù có những thành tích như vậy, Cho vẫn không thể tham gia vào vòng loại giải Bản nhân phường lần thứ 33. Ông chỉ tham gia các giải Judan lần thứ 16, Tengen lần thứ 3 và vòng loại giải Oza lần thứ 26. Cho đã có sự thay đổi lớn trong năm 1979. Cuối cùng, ông đã đặt chân vào vòng chung kết giải Bản nhân phường lần thứ 34, thể hiện khá tốt trong giải Judan lần thứ 16 và Tengen lần 3. Ông tham gia và đạt danh hiệu ở giải Gosei lần thứ 4 vào tháng 8. Một năm kết lại trọn vẹn khi ông đạt được số điểm Oteai cao nhất trong năm. Người dịch: Bánh Quy @ Thư Viện Cờ Vây Hiệu chỉnh: Nhược Lạc Lược dịch từ : http://en.wikipedia.org/wiki/Cho_Chikun *Vui lòng ghi rõ nguồn khi sử dụng bài viết tại nơi khác. |
Go Seigen
Go Seigen hay Ngô Thanh Nguyên (吳清源, Pinyin: Wú Qīngyuán) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1914,tại Phúc Kiến, Trung Quốc. Tên ban đầu của ông là Wu Quan. Nhưng ông được mọi người ở phương Tây biết đến với tên Go Seigen, là nhà Trung Quốc học và kỳ thủ cờ vây ở Nhật Bản. Ông được nhiều người coi là kỳ thủ cờ vây mạnh nhất thế kỷ 20. Go Seigen sinh ngày 19/5/1914 tại Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Ông bắt đầu chơi cờ vây rất trễ, 9 tuổi, so với các kỳ thủ chuyên nghiệp (Honinbo Dosaku học lúc 7 tuổi, Honinbo Shusaku trước khi được 6 tuổi). Go Seigen đến với cờ vây qua những bài học của cha mình, học trò của Honinbo Shuho khi du học tại Nhật Bản, và ông nhanh chóng thể hiện năng khiếu cờ vây của mình. Khi được 12 tuổi, sức cờ của ông được thể hiện như một kỳ thủ chuyên nghiệp trong trận đấu với Iwamoto Kaoru, 6p vào năm 1926. Năm sau đó, ông đã thủ hòa được với Inoue Kohei, 5p trong 2 trận. Vào năm 1928, lúc được 14 tuổi, ổng đã 2 lần thắng được kỳ thủ chuyên nghiệp Hashimoto Utaro, 4p. Từ đó, danh tiếng của ông đã lan đến Nhật Bản, quốc gia có trình độ cờ vây cao nhất thế giới lúc bấy giờ, một cuộc vận động được bắt đầu để chuyển (bring) ông đến Nhật Bản. Go Seigen di cư đến Nhật Bản vào năm 1928 theo lời mời của Baron Kihachiro Okura và Inukai Tsuyoshi (sau này là thủ tướng Nhật Bản) và bắt đầu vào con đường chuyên nghiệp. Segoe Kensaku, Hashimoto Utaro và Cho Hunhyun là các vị thầy của ông trong thời gian này. Từ đó, Go Seigen sớm bắt đầu tiến dần lên các vị trí cao trong giới chuyên nghiệp. Khi được 18 tuổi, ông đã ở một vị trí khá cao, và rất hiếm có các kỳ thủ có trình độ tương tự. Vào năm 1933, cùng với bạn của mình là Kitani Minoru đã phát triển những khai cuộc kiểu mới (Shinfuseki), phá vỡ các nguyên tắc khai cuộc đã lỗi thời. Và đó là cống hiến quan trọng nhất mà Go Seigen cùng với Kitani Monoru đã thực hiện được, cả hai đều được thừa nhận là cha đẻ của cờ vây hiện đại. Bắt đầu từ năm 1939, Go Seigen bắt đầu một loạt trận đấu ngoạn mục trong những trận đấu Jubango (10 ván một trận) với các kỳ thủ cờ vây cấp cao, chứng tỏ trình độ và ưu thế áp đảo của ông một cách thuyết phục. Go Segen chỉ có duy nhất một học trò, Rin Kaiho - Thiên Nguyên danh dự (legendary Tengen). Sự nghiệp cờ vây của ông bắt đầu đi xuống vào những năm 1960 vì lý do sức khỏe, và ông đã giã từ giới chuyên nghiệp vào năm 1964. Tuy vậy, ông vẫn tiếp tục các hoạt động liên quan đến cờ vây như giảng dạy, viết sách và phát triển cờ vây trên toàn thế giới. Nguồn: Wikipedia tiếng Việt - http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Thanh_Nguy%C3%AAn Vui lòng ghi rõ nguồn và link tới bản gốc tại Thư Viện Cờ Vây khi chia sẻ trên các trang web khác, xin chân thành cảm ơn. |
Giới thiệu về Go Seigen
* Giới thiệu về Go Seigen của một người hâm mộ. Nước cờ của ông ấy như chim trời: nhanh nhẹn và thanh thoát. Đột ngột các quân cờ quây chặt lại, rồi thoáng xuất hiện một vũ trụ những biến ảo ẩn chứa dưới bầu trời của thế cờ mà Go đã trải ra ngay từ khai cuộc. -Môt người bạn (Jan van der Steen) bình luận về các trận đấu của Go Seigen: "Go Seigen là thần tượng của tôi, vì 2 lý do:
Tất cả bọn họ đều là những kỳ thủ lớn. Nhưng không ai vĩ đại bằng Go Seigen. Go Seigen đã từng thống trị cờ vây Nhật Bản trong một phần ba thế kỷ. Và đó cũng là một phần ba thế kỷ mà Nhật bản là vùng đất duy nhất nơi cờ vây nở rộ. Tôi (Jim Yu) nghĩ rằng cứ khoảng 10 năm, lại xuất hiện một thế hệ kỳ thủ chuyên nghiệp mới. Như vậy, Go Seigen đã duy trì thách thức đối với 3 thế hệ những kỳ thủ xuất sắc nhất trong lịch sử. Đầu tiên là Kitani Minoru, người có lẽ có thể sánh ngang với Go Seigen nếu như ông không biến mất dần khỏi thế giới cờ vây sau Thế chiến thứ 2. Sau đó là Fujisawa Koranosuke ( người sau này đổi tên là Fujisawa Hosai), kỳ thủ đầu tiên đạt 9 dan, ( Go Seigen là người thứ 2), sau cái chết của kỳ nhân cuối cùng, Shusai. Cuối cùng, trong thập kỷ 50, là Sakata Eio và Takagawa Shusaku, nổi lên như những kẻ thách thức hàng đầu đối với Go Seigen. Nhưng không một ai từng đánh bật được Go Seigen khỏi chiếc ghế số một. Và chúng ta cũng không thể nói rằng những người đó là “yếu”. Thực tế là, bất cứ ai trong số họ đều phải được đánh giá ngược lại. Kitani Minoru, cùng với Go Seigen, đã sáng tạo ra cuộc cách mạng của “Những khai cuộc mới”, Ông ấy có lẽ còn nổi tiếng hơn bởi sự huấn luyện tuyệt vời của ông ( 5 trong số 6 “siêu kỳ thủ “ của thập kỷ 80 đã được nói đến ở trên, trừ Rin, là học trò của ông), nhưng với tư cách một kỳ thủ, đối với Go Seigen, ông ấy là “người hàng đầu trong những đối thủ mạnh nhất”. Hai người đã cùng viết nên một thời kỳ lịch sử gọi là “thời đại Go-Kitani”, trải dài một thập kỷ trước thế chiến thứ 2. Fujisawa có lẽ đã dành gần như toàn bộ sự nghiệp của mình để đấu với Go Seigen, và điều đó đã tạo dựng nên một cuộc cạnh tranh đáng nhớ. Chỉ có một kỳ thủ đủ mạnh và mạnh đủ lâu để chơi 3 lọat đấu 10 trận với Go Seigen, và tên người đó là Fujisawa Kuranosuke ( sau này là Fujisawa Hosai). Và chúng ta cũng đừng quên rằng, Go Seigen chỉ từng thua duy nhất một lọat 10 trận trong suốt sự nghiệp của mình, và đó là trước Fujisawa. ( xảy ra trong thế chiến 2). Go Seigen bất bại trong tất cả các lọat đấu 10 trận kể từ sau đó. Sakata Eio. Chúng ta đều biết câu chuyện về ông ấy- người đã giành nhiều danh hiệu chính thức hơn bất cứ kỳ thủ Nhật Bản nào trong lịch sử cờ vây hiện đại. Tôi không nhớ chính xác là bao nhiêu, nhưng xấp xử khoảng “70 danh hiệu khi ông ấy 70 tuổi”. Bất cứ ai cũng có thể tự hỏi, làm thế nào ông ấy dành được nhiều danh hiệu đến thế? Takagawa Shukaku, ban đầu có tên là “Kaku”, không có chữ “Shu”. Ở Nhật Bản, chỉ có người dành danh hiệu Bản nhân phường mới được thêm chữ “Shu” vào tên của mình, và Takagawa hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu cao quý đó- ông ấy đã thắng liền 9 danh hiệu Bản nhân phường. Và đó cũng là thời điểm ông ấy thách thức Go Seigen. Đã có tổng cộng 7 loạt đấu 3 trận, tức là 21 trận, giữa 2 người. Takagawa thua 11 trận đầu tiên, và ông ấy đã làm được điều gì? Ông ấy thắng 7 trong số 10 trận còn lại. Đó có thể được cho là “mạnh”. Và tới đây, chúng ta có bức tranh toàn cảnh: Kitani, Fujisawa, Sakata, và Takagawa – ai trong số họ cũng từng là một kỳ thủ vĩ đại , những người đủ tài năng để thống trị thời đại của mình. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Nó không xảy ra bởi một con người: Go Seigen. Go Seigen là người chiến thắng trong những người chiến thắng; Go Seigen là thiên tài trong số những thiên tài. Xem những trận đấu của Go Seigen luôn mang đến cho tôi niềm hạnh phúc. Không phải bởi vì tôi hoàn toàn hiểu được những nước đi của ông, và do đó, thưởng thức chúng ( thực tế là còn rất xa mới đạt được như vậy ); mà bởi, hình cờ và tốc độ của những nước đi của ông luôn soi sáng cho tôi. Go Seigen dường như luôn có một khả năng phi thường trong việc đơn giản hóa những xung đột nội tại trên bàn cờ. Đặc biệt là trong khai cuộc. Ông ấy thường chơi những nước “tenuki”- những nước mà - một cách cục bộ - lờ đi nước trước đó của đối thủ - và cũng do đó mà dẫn đến những tổn thất cục bộ, nhưng nói một cách toàn cục, ông ấy có thể chiếm ưu thế. Bởi ông ấy thường thích chơi ít nước hơn ở góc khai cuộc, các trận đấu của ông thường có tiến độ nhanh. Một cách rất nhanh chóng, các cuộc chiến trung bàn bắt đầu. Đó là những dạng trận đấu mà tôi muốn xem (và muốn chơi, tất nhiên, nếu tôi đủ mạnh). Vào trung cuộc, Go Seigen một lần nữa thể hiện sức cờ mạnh phi thường. Ông nhanh chóng ổn định những nhóm quân yếu của mình; ông nhanh chóng bắt đầu tấn công các nhóm quân của đối phương. Khi dùng từ “nhanh chóng” tôi không có ý rằng ông chơi hai hay ba lần nhanh hơn đối thủ (thực ra đôi khi ông cũng làm như vậy), ý tôi là ông có thể chỉ sử dụng một vài nước đơn giản để bắt đầu hoặc kết thúc một cuộc xung đột. Cuối cùng, bởi đối thủ không thể theo kịp tính hiệu quả trong nước cờ của ông, Go Seigen bắt đầu dẫn trước - một sự vượt trước mà trong sự nghiệp của mình, Go Seigen chưa bao giờ để mất. Bởi vậy, giai đoạn thu quan của Go Seigen thường hết sức đơn giản. Thường trong giai đoạn này rất khó để đơn giản hóa ván cờ. Nếu như, giả sử, có nhiều đường biên chưa được ổn định, cả hai người chơi phải nhanh chóng kết thúc chúng, trừ khi – như những ván đấu của Go Seigen- trận đấu kết thúc trước khi giai đoạn thu quan bắt đầu. Đó là tất cả những gì tôi thấy từ các ván đấu của Go Seigen. Tôi không thể nhìn ra tầm nhìn cục bộ hay toàn cục của ông ấy, và tôi cũng không thể theo kịp những tính toán sâu xa của ông. Tất cả những gì tôi có thể nhìn thấy, là bề mặt của trận đấu, và bề mặt đó đủ sáng rõ để phản ánh phương pháp của ông. Cờ vây là một trò chơi đầy những xung đột, và nếu một người có thể giải quyết tất cả các xung đột đó bằng một phương pháp đơn giản, và chiến thắng, tôi có thể nói, đó là một thiên tài. Thiên tài đó là Go Seigen. Chú thích: Bài viết của Đỗ Trung Hiếu dịch từ chương 1 của cuốn "The Analyzed Games of Go Seigen".Cuốn sách này là một tập hợp các câu chuyện và các trận đấu được bình luận, được viết bởi Jim Z.Yu trong nhóm rec.game.go vào cuối năm 1993. Ông Yu đã dịch các trận đấu từ cuốn sách viết bằng tiếng Trung “Bình luận chi tiết các trận đấu của Ngô Thanh Nguyên” ( Ngô Thanh Nguyên là tên tiếng Trung của Go Seigen). Vui lòng ghi rõ nguồn và link tới bản gốc tại Thư Viện Cờ Vây khi chia sẻ trên các trang web khác, xin chân thành cảm ơn. |
Hoàng Long Sĩ
Honinbo Dosaku
Honinbo Dosaku (本因坊道策, 1645-1702) là một kỳ thủ chuyên nghiệp người Nhật. Vui lòng ghi rõ nguồn và link tới bản gốc tại Thư Viện Cờ Vây khi chia sẻ trên các trang web khác, xin chân thành cảm ơn.Dosaku là hiệu trưởng viện cờ Honinbo và Meijin Godokoro, vì vậy thường gọi là Honinbo-Dosaku hoặc Honinbo Dosaku Meijin. Là người sáng tạo ra phương pháp phân tích Tewari và nước kẹp cách 3 điểm phối hợp với tiểu mục (điểm 3-4). Dosaku học cờ vây từ năm lên 7 tuổi, và 22 tuổi trở thành hiệu trưởng thứ tư của viện cờ Honinbo. Vào thời đó, không có bất kỳ ai có thể thắng được Dosaku, ngay cả khi họ được đi trước. Dosaku được ước đoán là mạnh hơn 2 quân so với đối thủ mạnh nhất. (Mọi người đồn đại rằng sức cờ của Dosaku là 13 đẳng theo hệ thống đẳng cấp hiện đại). Ông là bậc thầy về chiến thuật trong một thời đại có rất nhiều kỳ thủ cực mạnh về chiến thuật, và các ván cờ của Dosaku chứa đầy những nước thí quân ngoạn mục. Ngay cả ngày nay, các ván cờ của Dosaku vẫn được nghiên cứu như những ví dụ ngoạn mục về chiến thuật. Trong khai cuộc, không ai trong thời của Dosaku có thể so sánh được, và Dosaku chính là người đã đặt nền móng cho khai cuộc cờ vây hiện đại. Năm 1668, lúc 23 tuổi, ông đã đạt được đỉnh cao nhất mà mội người chơi cờ có thể đạt tới thời đó, là Meijin (danh nhân - tước hiệu cao nhất trong cờ vây Nhật Bản) và trưởng cục Godokoro, bộ phận quản lý tất cả các vấn đề liên quan tới cờ vây trong giới chuyên nghiệp. Suốt cả cuộc đời, Dosaku đã đào tạo được 4 học sinh với sức cờ cực mạnh. Doteki là người mạnh nhất, và năm 13 tuổi, đã có sức cờ gần bằng chính Dosaku. Tuy nhiên, Doteki mất năm 21 tuỏi, và những học sinh khác cũng đều mất sớm. (Nguồn: http://www.yomiuri.co.jp/igo_e/021.htm) Học sinhHọc sinh của Dosaku bao gồm ngũ hổ: Doteki, Dosetsu, Sakugen, Hasseki, Honseki. Các học sinh khác bao gồm: Dochi, Sakuun, Bokunyu, Inoue Yuseki, and Horibe Innyu. Vài người trong số đó qua đời trước Dosaku: Doteki năm 21 tuổi, Sakugen 25, Hasseki 24 và Honseki năm 23 tuổi.Lược dịch bởi Thư Viện Cờ Vây từ bản gốc tiếng Anh tại: http://senseis.xmp.net/?Dosaku |
1-6 of 6