Cờ vây quốc tế
Đi bộ 200 dặm để quảng bá cho Cờ Vây
![]() Với đôi vợ chồng Chris Garlock và Lisa (vợ), họ thực hiện việc đi bộ 200 dặm quanh nước Anh gây quỹ để quảng bá Cờ Vây vào nửa cuối tháng 5/2013. Gây quỹ quảng bá Cờ Vây Chris và Lisa hiện đang gây quỹ cho Tổ Chức Cờ Vây Mỹ (America Go Foundation - AGF) - một tổ chức phi lợi nhuận thành lập riêng cho việc phát triển Cờ Vây ở Mỹ. AGF đã và đang mang Cờ Vây tới rất nhiều trường học, bệnh viện, các câu lạc bộ cộng đồng tại Mỹ. “AGF là một trong những anh hùng vô danh của cộng đồng Cờ Vây tại Mỹ” - dẫn lời Chris. Anh cho biết thêm: “Trong nhiều năm liền, AGF đã quảng bá cho Cờ Vây thông qua việc cung cấp các thiết bị cho việc dạy cờ, giáo viên dạy cờ và dạy cờ cho trẻ em. Rất nhiều kỳ thủ trẻ đã phát triển từ đây”.“AGF tuy nhỏ nhưng với nhóm tình nguyện viên và các nhà tài trợ có tâm đã khiến tôi tự thấy nên làm gì đó, tuy nhỏ để đóng góp cho AGF.” Tạp chí điện tử AGA (The AGA E-Journal) Có một số độc giả sẽ nhận ra ngay Chris chính là biên tập viên tại tạp chí điện tử của Hiệp Hội Cờ Vây Hoa Kì (American Go Association’s E-Journal) - một nguồn thông tin miễn phí và ưa thích của cộng đồng người chơi Cờ Vây trên khắp thế giới. Ngoài việc đi bộ gây quỹ quảng bá cho Cờ Vây, Chris đã làm việc không mệt mỏi nhiều năm (như một tình nguyện viên) để cung cấp tin tức cũng như các bài viết cho tạp chí này. 200 dặm là 1 chặng đường dài Đi bộ 200 dặm thực sự là một thách thức lớn. Nó cũng giống như việc đi bộ từ New York tới DC, từ London tới Paris hay từ Sydney tới Canberra. Chris và Lisa sẽ đi tới Anh suốt trong nửa cuối tháng 5/2013. Bạn có thể giúp đỡ họ bằng cách hỗ trợ các vật dụng chơi Cờ Vây, kết nối các giáo viên tới các trường, thư viện phục vụ cho dạy Cờ Vây, hoặc đóng góp bồi dưỡng cho các thế hệ kỳ thủ trẻ. Nguồn tài chính sẽ được cung cấp trực tiếp cho việc đẩy mạnh phát triển Cờ Vây. Chris và Lisa đang làm những việc thiết thực để thúc đẩy việc quảng bá cho Cờ Vây. Nếu có thể, hãy giúp họ. Hãy nhớ rằng mọi sự giúp đỡ đều cần thiết, từ những việc nhỏ nhất. Người dịch: Việt Anh @ Thư Viện Cờ Vây Hiệu chỉnh: Vàng Anh, Trí Quang Lược dịch từ http://gogameguru.com/man-walks-200-miles-promote-board-game-go/ *Vui lòng ghi rõ nguồn khi sử dụng bài viết ở nơi khác. |
Ghi nhận từ giải đấu cúp Hoa Đỉnh lần thứ 2 dành cho các nữ kỳ thủ chuyên nghiệp
Giải
đấu Hoa Đỉnh Cúp lần 2 tổ chức tại Taizhou ( Đài Châu - thuộc Triết
Giang), Trung Quốc từ 26 - 28, tháng 4, 2013. Đội tuyển nữ Hàn Quốc đã
thắng ở giải đấu này với 6 chiến thắng cá nhân và tỉ số chung cuộc 2-1. Cúp Hoa Đỉnh (The Huading Cup)Cúp Hoa Đỉnh là giải đấu đồng đội nữ - được tài trợ bởi Huading Tea (trà Hoa Đỉnh) và được hỗ trợ bởi hiệp hội cờ vây Trung Quốc cùng chính quyền tỉnh Triết Giang. Trong đó các đội tham gia thi đấu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Giải đấu tổ chức lần đầu tiên vào năm 2012. Mỗi đội có 3 thành viên. Các đội thi đấu vòng tròn 3 ván trong hơn 3 ngày. Giải đấu sử dụng luật Trung Quốc và mỗi kì thủ có 2 giờ chính thức cùng 5 phút cho mỗi “byo-yomi” của mỗi trận. Đội chiến thắng nhận hơn 200,000 nhân dân tệ ( xấp xỉ 32,000 USD tại thời điểm viết bài) và đội đứng thứ hai nhận được 100,000 nhân dân tệ. Hai đội còn lại , mỗi đội sẽ nhận được 50,000 nhân dân tệ. Trung Quốc đánh bại đội Hàn Quốc ở lượt đầu tiênTrong lượt đấu đầu tiên, đội Trung Quốc chơi tốt hơn và đã đánh bại đội Hàn Quốc với tỉ số 2-1, (quân trắng toàn thắng). Điều này đã kiên phần lớn người hâm mộ mong tới chiếc cúp vô địch cho Trung Quốc ngay sau vòng một. ![]() Li He 5 đẳng, đội trưởng đội Trung Quốc Nhật Bản đánh bại Trung Quốc ở lượt cuối cùngTuy
giành chiến thắng ở lượt đầu tiên nhưng tới lượt cuối cùng, Trung Quốc
đã bị đội Nhật Bản đánh bại đội với tỉ số 2-1. Kết quả này có chút bất
ngờ, vì trong mấy năm gần đây, đội Nhật Bản chưa thắng được Trung Quốc
lần nào. ![]() Mukai Chiaki (5 đẳng - bên trái) của đội Nhật Bản đang chơi cờ với Wang Chenxing (5 đẳng) của đội Trung Quốc Chiến thắng sát nút của đội Hàn Quốc
![]() Theo
luật của giải đấu, khi hai đội hòa nhau, kết quả của mỗi cá nhân (tính
cả mỗi trận thắng trong 6 trận) cũng được tính điểm, sau đó tính thêm
tiếp kết quả của đội trưởng (nếu kết quả vẫn hòa nhau). Do đó, đội Trung
Quốc và Hàn Quốc tuy có số điểm bằng nhau, nhưng đội Hàn Quốc lại vượt
lên thắng sát nút sau khi tính thêm các tiêu chí khác.Cụ thể, đội trưởng Park Jieaun của Hàn Quốc (9 đẳng) và Li He của Trung Quốc (5 đẳng) đều có kết quả hòa, mỗi người đều thắng 2 ván và thua 1 ván. Do đó, hiệu số thắng thua làm thay đổi kết quả của lượt thứ hai. Sau đó, Kim Miri 2 đẳng của Hàn Quốc đã thắng 3 trận, trong khi Tang Yi 2 đẳng thắng hai trận. Đây là kết quả cuối cùng quyết định đội thắng cuộc ![]() Kim Miri 2 đẳng - Đội Hàn Quốc Đội Hàn Quốc đánh bại đội Đài Loan 3-0 , và với may mắn cùng sự giúp đỡ từ đội Nhật Bản, họ đã chiến thắng giải đấu này. Kì thủ nữ Hàn Quốc đang trên đà chiến thắngTại cúp Hoa Đỉnh lần thứ nhất tổ chức vào năm 2002, các thành viên của đội Hản Quốc đã giành chiến thắng tuyệt đối với 9 trận toàn thắng. Gần đây nhất, vào ngày 11/4, các kỳ thủ nữ HQ đang trên đà chiến thắng với việc giành lại cúp Hoàng Long Sĩ (Huang Longshi Cup) từ đội TQ. Bên lề: Joanne Missingham - tâm điểm chú ý của dư luậnNgoài những ván cờ thú vị trong giải đấu, các nhiếp ảnh gia cùng nhà báo cũng rất quan tâm đến Joanne Missingham (6 đẳng - đội trưởng đội Đài Loan; tên tiếng Trung là Hei Jiajia). ![]() Joanne Missingham 6 đẳng, đội trưởng đội Đài Loan Missingham sinh ra ở Úc, và sau đó sống ở Mĩ. Cô ấy đạt tiêu chuẩn kỉ thủ chuyên nghiệp ở Trung Quốc vào năm 2008, và sau đó tham gia hiệp hội cờ vây Đài Loan (do có mẹ là người gốc Đài Loan). Tuy nhiên thật đáng tiếc khi Missingham chưa thắng được trận nào ở vị trí đội trưởng đội Đài Loan. Dù vậy nhưng cô ấy vẫn nằm trong nhóm kì thủ hàng đầu ở Đài Loan Kết quả cúp Hoa Đỉnh lần thứ 2![]() Từ bên trái (nữ): Park Jieun, Kim Miri và Kim Chaeyoung nhận một tấm séc rất bự ^^ Lượt 1 (26/4)Trung Quốc - Hàn Quốc: 2 - 1
Nhật Bản - Đài Loan: 2 - 1
Lượt 2 (27/4)Hàn Quốc - Nhật Bản: 2 - 1
Trung Quốc - Đài Loan: 3 - 0
Lượt 3 (28/4)Hàn Quốc - Đài Loan: 3 - 0
Nhật Bản - Trung Quốc: 2 - 1
Người dịch: Truy Lãng, Vàng Anh @ Thư Viện Cờ Vây Lược dịch từ: http://gogameguru.com/2nd-huading-cup-down-to-wire/ *Khi sử dụng bài viết ở nơi khác, vui lòng ghi rõ nguồn. |
Shi Yue giành ngôi vô địch tại giải Cờ vây Thế giới
![]() Giải Cờ vây Thế giới (The World Go League - WGL) là giải đấu giao hữu giữa các kỳ thủ từ Hàn Quốc và Trung Quốc (mỗi bên 5 kỳ thủ) đã khởi tranh năm nay. Nhà tổ chức công bố đây là giải thi đấu của tốp 10 kỳ thủ chuyên nghiệp. Và vào ngày 29 tháng 4, 2013 vừa rồi, kỳ thủ chuyên nghiệp 9 đẳng Shi Yue đã giành chiến thắng chung cuộc sau 3 tháng thi đấu. Tốp 10 kỳ thủ tham gia Tới với giải này, Hàn Quốc mang tới các tên tuổi lớn (thứ hạng 9 đẳng): Lee Changho, Lee Sedol, Park Younghun, Kim Jiseok, và Park Junghwan. Trong khi đó, Trung Quốc cũng cử đại diện tranh tài vớii các kỳ thủ: Shi Yue, Chen Yaoye, Fan Tingyu, Xia He và Kong Jie - đều 9 đẳng. Người chiến thắng Điều hấp dẫn ở giải này là mỗi kỳ thủ tham gia sẽ phải thi đấu với tất cả các kỳ thủ còn lại. Theo ghi nhận: Shi Yue thắng ở vòng đấu loại sau khi thắng 7/9 trận. Trong khi đó, Park Junghwan và Chen Yaoye đều bám sát theo sau với 6/9 trận. Tuy nhiên thật đáng tiếc cho Lee Sedol lại chỉ thắng 2/9 trận. Trong cuộc phỏng vấn với kỳ thủ Shi Yue, anh nói: “Tôi rất vui vì đã tham gia giải đấu. Tôi đã giành được sự tự tin ở bản thân mình và tôi lấy làm tự hào về điều này. Đặc biệt là tôi đã ở trong tốp tất cả các kỳ thủ mạnh như vậy” 45 trận đấu giữa các kỳ thủ mạnh nhất thế giới Tổng số 45 ván cờ đã diễn ra giữa các kỳ thủ mạnh nhất thế giới. Các ván đấu ở giải này có điểm đặc biệt hơn nữa khi toàn bộ giải đấu diễn ra online. Việc này ảnh hưởng tới việc kiểm soát thời gian khiến cho một số kỳ thủ hết giờ trong khi một số khác lại ấn nhầm nút tạo ra các nước cờ khác ngoài dự kiến. Lee Sedol có nhắc về việc anh đã ấn nhầm nút trên kênh cờ vây HQ (Baduk TV), và cũng chỉ ra rằng không phải kỳ thủ nào cũng quen với việc thi đấu online. ![]() Trích phỏng vấn nhanh với Shi Yue Phóng viên (PV): Chúc mừng anh đã trở thành người thắng cuộc. Anh cảm thấy thế nào? Shi Yue: “Tôi rất vui vì đã tham gia giải đấu. Tôi đã giành được sự tự tin ở bản thân mình và tôi lấy làm tự hào về điều này. Đặc biệt là tôi đã ở trong tốp tất cả các kỳ thủ mạnh như vậy” PV: Ván đấu với Park Younghun đã trở thành ván chung cuộc. Anh có thể cho biết anh đã có những chuẩn bị gì trước đó? Shi Yue: “Tôi cũng không có sự chuẩn bị đặc biệt nào ngoài xem lại một số ván đấu của Park. Cũng có thể do các ván trong giải WGL lần này diễn ra khá nhanh nên tôi cũng không bị áp lực quá lớn và tôi đã chơi hết mình” PV: Anh có thể vui lòng chia sẻ thêm một số cảm nhận về ván đấu này được không? Shi Yue: “Tôi có một khởi đầu tốt ngay từ khi tràn lên và chiếm được góc trên bên trái. Từ đó tôi giữ được thế chủ động cho tới khi ván đấu kết thúc” PV: Bí quyết của anh là gì vậy? Anh đã thắng ở LG Cup gần đây và giờ là WGL. Liệu điều đó có chứng tỏ anh vẫn còn tiến xa hay anh đã chuẩn bị tốt về mặt tâm lí? Anh có thể vui lòng chia sẻ thêm được không? Shi Yue: “Bí quyết ư? Không hẳn vậy. Tôi có thể chia sẻ rằng việc duy trì sức khỏe, cả về thể lực và trí lực là cần thiết. Tôi dường như không cảm thấy sự tiến bộ rõ rệt về mặt kỹ năng (cười). Tôi đã có được sự tự tin vào bản thân và thắng ở giải LG Cup. Trong cờ vây thì điều này thực sự rất quan trọng. Tuy nhiên ngày nay thì sự may mắn cũng là một yếu tố cần được ghi nhận nữa.” PV: Anh có suy gì về tương lai của Cờ vây Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản? Shi Yue: “Gần đây thì Cờ vây Nhật Bản có vẻ chững lại. Các giải đấu lớn thường diễn ra giữa các kỳ thủ Trung Quốc và Hàn Quốc. Cá nhân tôi, tôi mong muốn Cờ vây Nhật Bản sẽ sớm lấy lại phong độ và trở lại với các giải đấu lớn trên thế giới. Tôi cũng mong các kỳ thủ từ các nước châu Âu và các quốc gia khác cũng có thể sớm tham gia tranh tài, nhất là ở các giải dành cho kỳ thủ mạnh.” PV: Anh có thể cho biết kỳ thủ nào là gương mặt có triển vọng ở Trung Quốc và Hàn Quốc? Shi Yue: “Tất cả các kỳ thủ ở cả Hàn Quốc và Trung Quốc đều xứng đáng và rất có triển vọng. Tất cả đều đang trong giai đoạn hoàn thiện và rât khó để chỉ ra ai là người mạnh nhất. Các kỳ thủ khá đồng đều. Tôi nghĩ vậy.” PV: Anh có thể chia sẻ một chút về Cờ vây nói chung - với cá nhân anh? Shi Yue: “Tôi bắt đầu học chơi Cờ vây lúc 6 tuổi và tới nay đã chơi cờ 15-16 năm rồi. Cờ Vây đặc biệt hấp dẫn và cách chơi khá tự do. Cờ vây có thể được chơi trên cácloại bàn cờ có kich thước khác nhau và không giới hạn nhiều. Sự thông thái, trí tuệ của con người và nhiều điều khác nữa có thể được nhìn nhận thông qua ván cờ.” PV: Anh muốn nói gì với người hâm mộ của mình? Shi Yue: “Tôi muốn được bày tỏ trước tiên tới thầy giáo của mình - người đã truyền đạt chỉ kiến thức mà còn niềm đam mê cho tôi với Cờ vây. Tôi muốn dành lời cảm ơn chân thành tới những người ủng hộ mình. Tôi sẽ cố gắng hơn nữa để không phụ lòng mong đợi của mọi người.” -- Người dịch: Vàng Anh @ Thư viện Cờ Vây Lược dịch từ http://gogameguru.com/shi-yue-1st-wgl/ Các bạn vui lòng ghi rõ nguồn & dẫn link tới bài gốc tại "Thư Viện Cờ Vây" khi chia sẻ lên các trang web khác. Xin chân thành cảm ơn. |
Chiến thắng của Kim Jiseok 8p tại giải GS Caltex lần thứ 18
![]() Vào ngày 22/4/201 vừa qua, Kim Jiseok (8 đẳng) đã giành cúp GS Caltex lần thứ 18 sau khi đánh bại nhà vô địch Lee Sedol (9 đẳng). Với chiến thắng ở giải này, Kim đã nâng thứ hạng của mình lên 9 đẳng. Sau hai ngày thi đấu 16 và 17/4, Kim đã thắng tuyệt đối 2 trong chuỗi 5 trận. Điều này đã khiến Kim dường như nắm chắc ngôi vô địch trong tay. Tuy nhiên, điều nay chỉ chắc chắn sau khi Kim có chiến thắng quyết định 3-0, đặc biệt với đối thủ lớn Lee Sedol. Chặng đường đến vòng chung kết Trong giải GS Caltex năm nay, về phía Lee Sedol, lịch sử lặp lại với kỳ thủ này khi lại chạm trán với Park Younghun (9 đẳng). Trong khi đó, Kim đánh bại Cho Hanseung (9 đẳng) để giành vé vào trận chung kết. Kim vẫn được đánh giá là một trong các kỳ thủ mạnh nhất ở Hàn Quốc. Cách chơi của Kim mạnh về fighting, đặc biệt trong các ván đấu nhanh. Vào năm 2009, Kim giành cúp vô địch ở giải đánh cờ nhanh - Price Information Cup. Tuy nhiên từ trước tới giờ, Kim vẫn chưa chạm vào các thành tích cao tại các giải đấu lớn và kết quả đạt được của anh chỉ được ghi nhận ngày một tốt lên. Kim cũng rất xuất sắc sau 3 lần nhận giải thưởng Korean Baduk League’s MVP (giải thưởng cho cá nhân có đóng góp lớn). Kim cũng được lựa chọn 3 lần cho đội Hàn Quốc thi đấu ở giải Nongshim Cup (giải đấu giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - được tài trợ bởi Nongshim - công ty sản xuất mì ăn liền của Hàn Quốc) Phải chăng đây là thời kì “cờ tàn” của Lee Sedol? Về phía Lee Sedol, anh đã để tuột chức vô địch ở giải Maxim Cup tuần trước khi bị đánh bại dưới tay Park Junghwan. Việc này đã nảy sinh một câu hỏi lớn về phong độ của Lee Sedol trong thời gian gần đây. Câu hỏi này chỉ có thể bị dập tắt khi Lee lấy lại phong độ của mình trong loạt đấu 10 trận (có đề cập ở bài trước và tính xác thực hiện đang bỏ ngỏ) với Gu Li cuối năm nay. GS Caltex CupGiải GS Caltex là một trong những giải đấu có giá trị lớn trong các giải tại Hàn Quốc. Người chiến thắng nhận được 70 triệu Won (khoảng 60000 USD). Đây cũng là một trong các giải đấu nhanh nhất: mỗi người có 10 phút + 3 x 40 giây byo-yomi. Từ năm 2004, giải được biết tới dưới tên Korean LG Cup khi LG tái cơ cấu thành LG (tài trợ cho giải LG cup) và GS. Tại giải này, các kỳ thủ chuyên nghiệp thi đấu loại trực tiếp và trận chung kết được quyết đinh sau loạt đấu 5 ván. Lược dịch từ: Kim Jiseok wins 18th GS Caltex Cup Nguồn: http://gogameguru.com/kim-jiseok-wins-18th-gs-caltex-cup/ Người dịch: Vàng Anh *Khi sử dụng bài viết ở nơi khác, vui lòng ghi rõ nguồn Thư Viện Cờ Vây. |
Những tin đồn xoay quanh loạt đấu jubango* giữa Lee Sedol và Gu Li
Kết quả giải WAGC lần thứ 31
![]() Hong Suk Song - Hàn Quốc
|
Tổng kết giải WAGC lần thứ 31
Sau đây là bảng kết quả đầy đủ của tất cả các kỳ thủ tham gia giải cờ vây nghiệp dư thế giới lần thứ 31. Kỳ thủ Bùi Lê Khánh Lâm của đoàn Việt Nam xếp thứ 33.
[Kết quả đầy đủ] |
Giải cờ vây nghiệp dư quốc tế lần thứ 31
|