14. Cướp

Trong phần này chúng ta sẽ cùng xem xét một tình huống đặc biệt trong một ván cờ, gọi là cướp (tiếng Nhật gọi là ko).

Trước hết, chúng ta cùng quan sát hình 1. Nếu đến lượt Đen, Đen có thể bắt một quân trắng bằng cách chơi 1 ở trong hình 2 và kết quả như trong hình 3. Nhưng tiếp theo đến lượt Trắng và Trắng có thể bắt quân đen với 1 trong hình 4 và kết quả sẽ quay trở lại như hình 1. Nếu điều này là hợp lệ và không bên nào chịu nhường bên nào, một thế cờ bắt qua bắt lại sẽ xuất hiện và không bao giờ kết thúc. Để tránh điều này, một luật được đặt ra gọi là luật cướp. 

Luật cướp rất đơn giản:

Nếu một bên bắt quân trong thế cướp, bên kia không thể bắt ngược lại trong nước đi tiếp theo.

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta hãy cùng tìm hiểu ví dụ tiếp theo. Đen bắt quân với 1 trong hình 5. Bởi vì đây là một thế cướp, Trắng phải chơi ở đâu đó trước khi bắt ngược lại nên Trắng chơi ở 2. Nếu Đen trả lời ở 3, Trắng sẽ bắt quân đánh dấu với 4 trong hình 6. Bây giờ Đen phải chơi ở đâu đó trước khi bắt ngược lại Trắng. Nếu Đen chơi ở 5 và Trắng trả lời với 6, Đen có thể bắt ngược lại Trắng với 7 nằm ở vị trí quân đánh dấu trong hình 6.

Tuy nhiên, Trắng có thể không chơi 6 trong hình 6. Trắng có thể đóng thế cướp bằng cách nối ở 6 trong hình 7. Bù vào đó, Đen có thể chơi 2 nước liên tiếp 5 và 7.

Hình 5 Hình 6 Hình 7

Và sau đây là một ví dụ khác. Trong hình 8, có một thế cướp ở biên dưới. Đen bắt 1 quân với 1 và bỏ vào ngăn tù binh của mình, nước này đáng giá 1 điểm.

Hình 8 Hình 9 Hình 10

Nếu Trắng muốn lấy lại điểm này, Trắng phải bắt quân Đen 1. Nhưng Trắng phải đợi thêm một nước rồi mới được bắt. Vì thế, Trắng tạo một nước dọa cướp (ko threat).

Nước dọa cướp là một nước nếu đối thủ không đáp trả mà đóng thế cướp thì mình sẽ được nhiều điểm hơn. Trắng 2 trong hình 9 là một ví dụ về nước dọa cướp. Nếu Đen đóng thế cướp bằng cách nối ở 1 trong hình 10, Trắng sẽ đánh ở 2 và Đen không có cách nào cứu được 7 quân của mình.

Vì vậy, Đen phải đánh 3 ở hình 11. Bây giờ Trắng quay lại và cướp lại thế cướp với 4.

Hình 11 Hình 12 Hình 13

Nếu Đen muốn thắng thế cướp này, Đen phải tìm một nước dọa cướp để có thể cướp lại thế cướp. Đó là nước 5 trong hình 12. Nếu Trắng đóng thế cướp bằng cách nối ở 1 trong hình 13, Đen sẽ bắt 6 quân trắng với 2, vì thế Trắng phải trả lời nước dọa cướp của Đen với 6 trong hình 12. Đen cướp lại thế cướp với 7.

Hình 14 Hình 15 Hình 16

Trắng 8 trong hình 14 là một nước dọa cướp khác và Đen phải đáp trả với 9. Nhờ đó Trắng tiếp tục thế cướp với 10.

Hình 15 giải thích vì sao Trắng 8 trong hình 14 là một nước dọa cướp. Nếu Đen nối thế cướp với 1 thay vì đáp trả quân Trắng tam giác, Trắng sẽ bẻ ở 2. Cho tới 6, Trắng bắt được 8 quân đen ở góc trước khi Đen kịp bắt Trắng.

Đen tiếp tục tạo một nước dọa cướp với 11 trong hình 16. Trắng sẽ bắt đen 11 với 12 và Đen lấy thế cướp với 13. Nếu Trắng không đáp trả nước dọa cướp của Đen mà đóng thế cướp bằng cách nối ở 1 trong hình 17, Đen sẽ đánh 2 và 3 quân trắng đánh dấu sẽ bị bắt.

Trắng tạo 1 nước dọa cướp khác với 14 trong hình 18, dọa bắt 3 quân đen đánh dấu. Đen sẽ trả lời bằng cách bắt 2 quân trắng với 15 và Trắng lấy thế cướp với 16.

Hình 17 Hình 18 Hình 19

Bây giờ Đen không còn nước dọa cướp nào nữa. Mọi nước Đen đánh vào trong vùng lãnh thổ của mình đều gây mất điểm, và nếu Đen chơi trong lãnh thổ của Trắng, Trắng cũng không cần đáp trả và những nước đó sẽ bị nhấc ra khỏi bàn cờ vào cuối ván, coi như tù binh. Như thế, Đen dù làm gì cũng sẽ bị mất điểm. Hơn thế nữa, luật cướp không cho Đen lấy thế cướp vào lúc này. Vì vậy, nước cờ tốt nhất của Đen lúc này là bỏ qua một nước với 17 trong hình 19 (bỏ qua, hay pass, cũng vẫn tính là 1 nước). Dựa vào điều này, Trắng sẽ đóng thế cướp với 18. Đen tiếp tục bỏ qua và Trắng cũng vậy, vì không bên nào còn có thể mở rộng lãnh thổ hay giảm đất đối phương được nữa. Ván cờ kết thúc và Trắng đã thắng thế cướp, bảo vệ không cho Đen ăn quân đánh dấu.

Comments