B. Nước kẹp cao cách hai (Niken Takabasami two-space high pincer)
Giới thiệu hình minh họa của phần B
|
|
|
Hình minh họa phần B |
Hình 1 |
Hình 2 |
Để chống lại nước đen đi niken takabasami tại 1, trắng có thể chọn một trong nhiều cách đáp trả từ “a” đến “i”. Những lựa chọn này cần phải được cân nhắc dựa trên thế trận của toàn bộ bàn cờ.
Hình 1: Sự đáp trả đầu tiên: niken tobi
Nhảy cách hai (niken tobi) ở trắng 1 giúp cho đen tạo đất với 2, nhưng trong lúc này, nó giảm công lực tấn công của nước kẹp cao cách hai. Sau đó, trắng đả nhập (uchikomi) tại “a” tạo thế đánh nhau rất phức tạp, nhưng khi trắng lựa chọn chơi tại 1, anh ta phải chắc chắn mình có ý định đánh vào đây.
Hình 2: Một cách chơi tích cực
Tuy nhiên, nếu trắng đã có khóa góc (shimari) ở góc trên phải, trắng 1 và 3 sẽ tạo ra thế tấn công gọng kìm và do đó nước trắng nhảy cách 2 tại 1 trở nên vô cùng mạnh mẽ và tích cực. Khi so sánh hình 1 và hình 2, chúng ta sẽ nhận thấy tác dụng của từng định thức sẽ rất khác nhau tùy theo từng cách bố trí của hình cờ trong bố cục toàn bàn.
|
|
|
|
Hình 3 |
Hình 4 |
Hình 5 |
Hình 6 |
Hình 3: Định thức (Joseki)
Đen cũng có thể chơi áp sát (tsuke) tại 2, nhưng khi ta so sánh những nước đi tiếp theo của trắng từ 1 đến 11 trong hình này, kết quả có vẻ tốt hơ cho trắng vì vừa tạo được hình dày (thickness) cho mình đồng thời xóa bỏ sự ảnh hưởng shimari của đen. Đây là một định thức phổ biến.
Hình 4: Tesuji
Do xét về thực tế bố cục như trong hình 3 là không tốt, đen chống lại với nước 9. Trắng sẽ chơi 10 là một nước thủ cân (tesuji) và diễn biến tiếp theo cho tới trắng 16. Đây là một phương án có thể áp dụng cho cả hai bên.
Hình 5: Trắng xấu
Nếu trắng không chơi nước tesuji tại 10 như hình 4 mà thay vào đó chơi ở 1 như hình này, diễn biến đến nước đen 6 sẽ là một kết quả vô cùng tệ cho trắng.
Hình 6: phương án khác
Thay vì đi nước 13 như trong hình 4, đen cũng có thể đi nước 13 như trong hình này. Diễn biến đến nước trắng 18 là bắt buộc và lúc này đen 19 khá miễn cưỡng, vì trắng sẽ chơi ở 20. Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh, phương án này cũng có thể chơi được.
|
|
|
|
Hình 7 |
Hình 8 |
Hình 9 |
Hình 10 |
Hình 7: Cách đáp trả thứ 2: kosumitsuke (nước đâm vai)
Chống lại nước trắng kosumitsuke tại 1, đen có thể chơi sagari tại 2. Nếu trắng đánh 3 và 5, anh ta sẽ trao đổi cho đen đất với việc tạo cơ hội cho mình nước đả nhập (uchikomi) bên cánh phải. Nhưng trắng chơi uchikomi lúc này có thích hợp hay không lại là một vấn đề khác.
Hình 8: Lãnh thổ và bức tường
Để chống lại nước trắng osae tại 3, đen chỉ có 1 cách cắt tại 4. Sau đó diễn biến tiếp theo đến nước trắng 15, trắng tạo được một lãnh thổ ở trong góc trong khi đen có được bức tường bên ngoài. Đen có ít sự lựa chọn nào khác ngoài việc chơi như thế này sau khi trắng đã chơi osae tại 3, nhưng anh ta được đền bù cho điều này vì trắng sẽ kết thúc định thức trong hậu thủ.
Hình 9: Trắng ổn định
Để chống lại nước trắng tam giác, đen có thể kéo dài (hiki) tại 1, nhưng sau đó trắng có thể ổn định quân mình với nước 2 và 4, và đây là cách chơi chính xác với những gì trắng hy vọng khi anh ta chơi tại nước tam giác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không tốt cho đen. Đen có thể khó chịu nhưng đây chỉ là một vấn đề về lựa chọn cá nhân.
Hình 10: Cách đáp trả thứ 3: tsuke
Lần này trắng đáp trả với nước tsuke tại 1. Đen đi 2 rất tự nhiên. Để chống lại nước trắng 3, nếu đen bắt quân với 4, diễn biến tiếp theo đến nước trắng đi 9 là nước mạnh. Sau này, đen có sự lựa chọn là tấn công với nước dọa cắt (peep, nozokis) tại “a” và “b”. Nếu đen đã chơi tại 4 và 5, diễn biến này sẽ giống như hình 9, và mục đích của nước đâm vai (kosumitsuke) là để ngăn chặn xảy ra diễn biến như trong hình này.
Người dịch: HongYing @ Thư Viện Cờ Vây ( http://www.thuviencovay.com) |
|