2. Trắng treo góc - Đen kẹp cách ba

Giới thiệu hình minh họa

Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu cách trắng chơi kogeima kakari. Đen đáp trả tại “a”, “b”, “c”, “d” và “e” là những nước đi phổ biến nhất. Chúng ta sẽ tìm hiểu theo 3 phần: đầu tiên chúng ta sẽ nghiên cứu nước kẹp cách ba (sangen basami) tại “a”, sau đó là nước kẹp cao cách hai (niken takabasami) tại “b”. Tuy nhiên, trong phần 3, đen sẽ không đáp trả nước trắng 1 mà chơi kakari tại “B” chống lại trắng tiểu mục tại “A”. Những định thức bao gồm những cách đáp trả tại “c”, “d” và “e” sẽ được học ở tình huống khác. Nhưng sau khi nghiên cứu xong những phần được trình bày ở đây, người đọc sẽ có những kiến thức cần thiết để vận dụng hiệu quả những định thức này trong thực chiến.
Hình minh họa phần A Hình 1 Hình 2

A. Nước kẹp cách ba (Sangen basami, three-space pincer)

Hình 1: Nước kẹp cách ba

Trong phần này chúng ta sẽ học những định thức liên quan đến trắng treo góc ở 1 và đen kẹp lại ở 2. Đen đi 2 như trong hình 1 được gọi là nước kẹp cách ba.

Hình 2: Cách tạo sống thứ nhất

Chống lại nước kẹp cách ba, nếu Trắng muống tạo sống tại chỗ, anh ta sẽ chơi nước đâm vai (kosumitsuke) tại 1 và sau đó tiếp tục cho tới đen 6, trắng vẫn rất ổn.

Hình 3: Hane-kaeshi

Tuy nhiên, Trắng phải chơi đúng thứ tự như trong hình 2. Nếu Trắng chơi 1 và 3 như trong hình này, đen sẽ bẻ dưới (hane-kaeshi) tại 4 và kết quả này rất tồi cho Trắng. Đen 4 là ý tưởng không tốt theo quan niệm cờ vây cổ điển, nhưng nó lại là một nước đi tự nhiên ngày nay và nó thể hiện sự tiến bộ trong học thuyết cờ vây hiện đại.

Hình 4: Diễn biến tiếp theo

Tiếp theo hình 3, trắng dọa bắt tại 5, và đen bắt một quân trắng với 6. Trắng lại dọa bắt tại 7 và đen nối tại 8, sau đó trắng đi tạo hình miệng hổ với 9. Đen bây giờ rất tốt, hình trong góc mạnh, và dù trắng chơi ở 9 tốt, ở đó vẫn để lại nước dọa khoét (peep, nozoki) tại “a” và” b” cho đen sử dụng về sau. Như vậy ta thấy rằng những quân trắng vẫn luôn có thể bị tấn công.

Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6

Hình 5: Sự kháng cự của bên đen

Nếu đen chống lại trắng 1 với nước dựng xuống (sagari) tại 2, khi đó trắng sẽ chơi chặn lại với 3 và đen phải cắt chéo (kiri, crosscut) với 4 bởi vì nếu đen chơi nước này tại 5, trắng sẽ đánh kéo dài (nobi) tại “a” và như thế vị trí của những quân đen sẽ rất thấp. Cho nên, để chống lại nước cắt chéo của Đen, trắng sẽ phải dựng xuống tại 5 và trận đánh sẽ rất phức tạp vì có quá nhiều lựa chọn ở đây.

Hình 6: Biến 1: Lãnh thổ và bức tường

Tiếp theo hình 5, sau khi đen đi 6, trắng chơi tại 7 và 9 bắt được 3 quân đen. Sau đó liên tục đến nước đen 16, kết quả cân bằng nhau: trắng có đất trong khi đen có bức tường dày ở bên ngoài.

Hình 7: Không tốt cho Trắng

Đáp trả nước Đen 2, Trắng thỉnh thoảng nhảy (tobi) tại 3. Tuy nhiên, trong cách chơi này Đen thu được thêm đất và kết quả không tốt cho trắng; nước kẹp cách ba của Đen là khoảng cách đủ xa so với bức tường của Trắng để có thể chạy và vì thế Đen có lợi hơn trong sự trao đổi này. Trắng đã chơi quá mềm mỏng ở đây.

Hình 8: Trắng nhảy cách hai

Nước nhảy cách hai (niken tobi) của Trắng về cơ bản tương tự như những nước đi trong hình 7. Tuy nhiên, ở đây quan điểm khác. Trắng 1 có thể tránh được sự tấn công mạnh mẽ của đen. Hơn nữa, từ đó trắng có thể sống dễ dàng với nước áp sát (tsuke) tại “a”, đó là sự khác biệt so với hình 7.

Hình 7 Hình 8

Người dịch: HongYing Thư Viện Cờ Vây (http://www.thuviencovay.com)
Comments