Hình 14 (1 - 2)
Hình 14. Đây là một ví dụ khác của tác giả người Nhật. Ở đây, không nghi ngờ gì nữa, Đen 1 hẳn là sai lầm, vì Trắng 2 đáp lại ở vị trí quá đẹp. Nước cờ này (Trắng 2) mặc dù không trực tiếp lấy đất, nhưng nó lại gia tăng sức mạnh cho toàn bộ đám quân ở nửa phải bàn cờ. Hơn nữa, với việc vô hiệu hóa tesuji của Đen ở A, Trắng 2 đã củng cố vị thế cho Trắng. Hơn nữa, từ đây Trắng giành được sente (tiên thủ).
Hình 15. Nếu Đen bỏ qua mà tiếp tụ với 1 ở góc trái bên dưới chẳng hạn, Trắng tiếp tục đè ở 2, 4 và 6, với mỗi nước như vậy đám trắng ở đây lại mạnh lên. Đen lúc này bị ép thành cụm hình lòng chảo và tầm ảnh hưởng bị gói gọn ở biên trái, trong khi tường Trắng lại chi phối đến 2/3 bàn cờ. Điều này không thể chấp nhận được. Hình 16. Vậy nên người chơi đã dùng Đen 3 để đáp lại Trắng 2, và sự cân bằng sức mạnh gây áp lực lên cả hai phía, khiến cả hai liên tiếp đẩy về phía còn lại. Kiểu giao tranh này xảy ra thường xuyên trên bàn cờ. Tất cả những nước đi ở đây là cần thiết.
Bạn đọc có thể bày lại thế cờ này này và ở từng nước đi hãy suy nghĩ nếu bỏ qua nước đó thì chuyện gì sẽ xảy ra.
Hình 17. Nếu Trắng không đánh ở 'a', Đen đi 1 và 3. Trắng hoàn toàn bị vô hiệu hóa.
Hình 19. Nếu Trắng bỏ 1, Đen quay lại đe dọa ‘a’.
Hình 20. Nếu Đen không đánh ở 'a', Trắng bẻ tại 1 và 3. Bất cứ tình huống nào trong bốn trường hợp trên cũng sẽ trở thành thiệt hại nặng nề nếu người chơi không thận trọng.
Hình 21. Nếu Trắng bỏ qua nước cuối của Đen ở hình 16, nước tiếp theo Đen sẽ kéo dài ở 1. Bên cạnh việc làm tăng ảnh hưởng và sức mạnh của quân mình, Đen còn chuẩn bị cho một mục tiêu tấn công mà hình tiếp theo đây ta sẽ rõ. Hình 22. Đen 1 tesuji. Nếu Trắng không nhìn ra điểm này, các nước từ 3 đến 7 Đen sẽ thành tường và rào đám Trắng bên trong. Nếu điều này xảy ra Trắng nên đầu hàng; những nước ép trước đó của Trắng trở nên vô nghĩa.
Hình 23. Sau đen 7 Trắng sẽ không bỏ qua mà cắt ngay ở 8. Nó làm ta phải tính toán những nước tiếp theo một cách cẩn trọng (Đen 17 tốt hơn nên chơi ở 'a'). Mặc dù vậy, Trắng đã thành công trong việc đạt tới sự cân bằng sức mạnh tại vùng trung tâm và giành phần thắng ở cả ván cờ. Chú ý, nếu Đen chạy quân 11, Trắng sẽ xuống theo từ 14, sẵn lòng hy sinh 4 quân 10, 12, 16 và 18 để đổi lấy thế mạnh ở trung tâm.
Hình 24. Để so sánh, ta thử đặt giả thiết, Trắng đáp lại Đen 1 tại 2. Đen cứ theo đó đè xuống với 3 đến 7 rồi chiếm vị trí mấu chốt ở trung tâm tại 9, cơ bản là làm điều Trắng đã làm ở hình 23 bên trên (thật ra Đen 1 nên được chơi ở 9). Hình này, Trắng 2 giúp Đen tạo dựng khung lớn bao lấy vùng cánh trái, điều đó thể hiện sự thiếu sót trong việc đánh giá đúng tầm quan trọng của việc̣ cân bằng lãnh thổ. Trắng đã nắm chắc trong tay một vùng đất lớn ở góc trên bên trái, nên chiến lược của Trắng lúc này không nhằm vào việc chiếm thêm lãnh thổ mà là phá hủy thế mạnh của Đen ở vùng ngoài. Bản năng của con người là khao khát thôn tính đất đai lãnh thổ và quyền lực. Lịch sử vốn chứa đầy những cuộc tranh giành lãnh thổ và quyền lực dai dẳng. Điều thú vị ở đây là giai đoạn trung cuộc trong cờ vây cũng y như vậy. Giữa đất đai và quyền lực, yếu tố nào quan trọng hơn, quả thật khó nói cho chính xác, có thể là cả hai đều quan trọng như nhau. Điều chúng tôi muốn nói đến ở đây là có tồn tại "cân bằng lãnh thổ" và "cân bằng sức mạnh" trong một ván cờ. Chúng ta hãy quan sát và lưu ý những chuyển biến liên tục giữa chúng, và từ đó vạch ra chiến lược phù hợp cho mình. Nhóm dịch: Nhược Lạc, Mộc Miên, Chu Tước @ Thư Viện Cờ Vây (http://www.thuviencovay.com) |