4. Cân bằng về sức mạnh

Giới thiệu

Như chúng ta đã biết sự cân bằng lãnh thổ trong trung cuộc không mang tính quyết định vì nó liên tục thay đổi. Điều gì tạo ra sự thay đổi đó? Kỹ năng và những thế mạnh khác của hai kỳ thủ là một yếu tố quan trọng, nhưng khi họ ngang sức với nhau, thì những sự thay đổi cân bằng lãnh thổ lại phụ thuộc vào sự cân bằng sức mạnh.

Kì thủ có khả năng cân bằng sức mạnh tốt là người xây dựng những nhóm quân mạnh hay có ảnh hưởng lớn. Họ luôn chủ động trong việc mở rộng lãnh thổ của mình, thu hẹp đất đối thủ và giành thế chủ động. Họ có thể chơi rất tự do, sáng tạo. Đối thủ của họ khi tạo ra những nhóm quân yếu hoặc bị vây chặt vào trong sẽ buộc phải phòng thủ, đồng thời cũng rất khó khăn trong việc mở rộng lãnh thổ hay tìm kiếm sự chủ động trong cuộc chơi. Nếu như sự cân bằng lãnh thổ chỉ ra mục tiêu của ván cờ, thì sự cân bằng sức mạnh lại là chìa khoá để ta đạt được mục tiêu ấy.

Đánh giá sự cân bằng sức mạnh dễ hơn ước lượng sự cân bằng lãnh thổ. Có thể vì vậy mà, khi được hỏi về người đang dẫn trước trong ván đấu, một kỳ thủ chuyên nghiệp Nhật Bản sẽ trả lời Đen hoặc Trắng đang atsui. Từ này nghĩa đen là “dày”, và “dày” trong cờ vây có thể được hiểu là thực lực, hay sức mạnh. Điều ông ấy nói đến ở đây là việc Đen hay Trắng đang có ưu thế, không nhất thiết phải cân bằng lãnh thổ ngay lúc đó, nhưng chính sự cân bằng về sức mạnh sẽ dẫn đến sự cân bằng lãnh thổ.

Sức mạnh có thể được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau và rất khó để bắt đầu đưa ra ví dụ. Sau đây là ba trong số cách thức phổ biến nhất để tận dụng ưu thế về sức mạnh thường được sử dụng.

1. Tấn công

Hình 7. Đen đã để cho Trắng lấy đất hàng 5 ở phía trên, đổi lại Đen tạo dựng thế mạnh bên ngoài với tường dày. Cách Đen tận dụng thế mạnh này được chỉ ra ở Hình 8.
Hình 7 Hình 8

Hình 8. Đen nên tấn công và dồn Trắng về phía tường của mình; tiếp tục tấn công với 3 và 5, rồi khóa góc với 7. Thế này Đen sẽ chiếm được một vùng đất khá tốt mà Trắng khó có thể đả nhập. Tường dày mang lại lợi thế cho Đen, nhưng không phải ở ngay xung quanh, mà là cho những nơi khác trên bàn cờ. Đây chính là cách để nhận thấy thực lực hai bên.

2. Đả nhập

Hình 9. Đen cũng nắm giữ sự cân bằng sức mạnh ở chỗ này. Tường ngoài của Đen chắc trong khi đám Trắng phía trên thì thưa, nên trường hợp này đả nhập là tất yếu.

Hình 10. Đen vào ở 1, Trắng không còn cách nào khác là phải để Đen nối về với 3 và 5. Lợi thế sức mạnh của Đen đã hóa thành lợi thế về lãnh thổ.

Hình 11. Nếu Trắng cố bắt Đen bằng cách đi ở 1, Đen đi nước hane (nước bẻ đầu) ở 4, nối ở 6, cắt ở 8 và vị trí của Đen bỗng phát huy sức mạnh. Atari (nước bắt quân) ở 'a' cũng không xoay chuyển được tình thế, vậy nên 4 quân Trắng này chết.
Hình 9 Hình 10 Hình 11

3. Cắt và giao chiến

Hình 12. Tường ngoài của Đen rất dày và mạnh ở phía dưới bên phải. Thấy được điều đó, Đen nên chơi thế nào ở đây?
Hình 12 Hình 13

Hình 13. Đen nên cắt với 1 và 3. Với diễn biến từ 4 tới 10, Trắng hoàn toàn có thể thoát, nhưng đám Trắng vẫn yếu trong khi Đen lại dần mạnh lên vùng trung tâm. Nếu Đen tiếp tục tận dụng sức mạnh bằng cách đả nhập tiếp tại A, thì kết cục là sự hình cờ dày của Đen ở phía dưới bên phải sẽ mang lại thêm lợi thế cho Đen ở trên.

Ba ví dụ trên cho thấy người nào giữ được sự cân bằng sức mạnh có thể chơi rất mạnh mẽ. Cứ nhắm vào điểm yếu của đối phương và tấn công trước khi họ có cơ hội phòng thủ. Ngược lại, nếu bạn đang mất sự cân bằng sức mạnh, hãy chơi thận trọng và kiềm chế cho đến khi lấy lại được sự cân bằng sức mạnh.

Nhóm dịch: Nhược Lạc, Mộc Miên, Chu Tước Thư Viện Cờ Vây (http://www.thuviencovay.com)
Comments